Đã 50 năm. Tôi không còn là “Em bé Napalm” nữa.

Những người sống sót trong ảnh mà đặc biệt là trẻ em, vẫn phải tiếp tục cuộc đời. Chúng tôi không phải là biểu tượng. Chúng tôi là con người.

Tác giả bài viết, bà Kim Phuc, đang sống tại nhà riêng ở tỉnh Ontario, Canada. Tác quyền: May Truong cho The New York Times.

Tác giả bài viết, bà Kim Phuc, đang sống tại nhà riêng ở tỉnh Ontario, Canada. Ảnh chụp bởi May Truong cho The New York Times.

Viết bởi Kim Phuc Phan Thi

Người sáng lập Kim Foundation International, tổ chức chuyên hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của chiến tranh trên khắp thế giới.


Tôi lớn lên ở Trảng Bàng, một ngôi làng nhỏ tại miền Nam Việt Nam. Mẹ nói tôi là một cô bé luôn tươi cười. Mẹ con tôi sống đơn giản, không lo thiếu ăn vì gia đình có trang trại và mẹ có một quán ăn đông khách trong phố. Tôi luôn nhớ về ngôi trường ngày ấy, khi tôi chơi đùa với anh chị em họ của mình và những đứa trẻ khác trong xóm, chúng tôi nhảy dây, rượt đuổi nhau vui vẻ.

Mọi chuyện thay đổi sau ngày 8 tháng 7 năm 1972. Tôi luôn nhớ về ngày kinh hoàng đó. Tôi đang chơi với anh chị em ở sân chùa thì một chiếc máy bay lao xuống sát gần, tạo ra âm thanh chói tai. Ngay sau đó là hàng loạt vụ nổ, khói mịt mù và những cơn đau dữ dội. Hồi này tôi mới 9 tuổi.

Bom napalm dính vào người cho dù tôi có chạy nhanh đến đâu, gây bỏng nặng và đau đớn kinh hoàng kéo dài đến suốt đời. Tôi không nhớ mình đã chạy và hét lên “Nóng quá, nóng quá!” nhưng những thước phim và lời kể của mọi người cho thấy tôi đã làm như vậy.

Chắc hẳn bạn đã xem ảnh chụp tôi vào ngày đó – một đứa trẻ khỏa thân với cánh tay dang rộng, hét lên trong đau đớn, đang chạy trốn khỏi vụ nổ cùng nhiều người khác. Tấm hình được chụp bởi Nick Ut, phóng viên ảnh của Associated Press, ảnh xuất hiện trên trang nhất của mọi tờ báo khắp thế giới lúc bấy giờ và giành được Giải thưởng Pulitzer, trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Nick đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi với bức ảnh đó. Không chỉ chụp ảnh, ông còn cứu mạng tôi. Sau khi chụp xong, ông đặt máy ảnh xuống, quấn tôi trong một chiếc chăn rồi đưa đi sơ cứu. Tôi luôn biết ơn điều đó.

Tuy vậy, đôi lúc tôi cũng ghét ông ấy. Tôi lớn lên và ghét bức ảnh đó. Tôi tự nghĩ, “Tôi là một đứa bé và đang khỏa thân, tại sao ông lại chụp? Cha mẹ sao không bảo vệ tôi? Sao ông lại in bức ảnh đó? Tại sao tôi là đứa trẻ trần truồng duy nhất trong khi các anh chị em tôi vẫn mặc quần áo?” Tôi cảm thấy xấu xí và xấu hổ.

Lớn lên, đôi khi tôi ước mình biến mất, không chỉ vì vết thương và sẹo ở một phần ba cơ thể do bom mìn gây ra tạo nên cơn đau dữ dội dai dẳng, mà còn vì xấu hổ về sự xuất hiện của chính mình vào lúc đấy. Tôi lo lắng khủng khiếp và rơi vào trầm cảm. Bạn bè trong lớp tránh xa tôi. Tôi trở thành một nhân vật đáng thương hại đối với hàng xóm và ở một mức độ nhất định với chính cha mẹ mình. Càng lớn hơn, tôi càng sợ sẽ không có ai yêu thương mình nữa.

Trong khi đó, bức ảnh ngày càng trở nên nổi tiếng, khiến cuộc sống riêng tư và tình cảm của tôi trở nên khó khăn hơn. Từ những năm 1980, tôi đã trả lời vô số cuộc phỏng vấn của báo chí, các cuộc gặp với hoàng gia, các thủ tướng hay nhiều nguyên thủ quốc gia khác, tất cả họ đều muốn tìm ra ý nghĩa nào đó trong tấm hình, muốn biết về trải nghiệm của tôi. Đứa trẻ chạy trên phố trở thành biểu tượng cho sự tàn khốc của chiến tranh. Con người thật của tôi nhìn ra bên ngoài từ trong bóng tối, sợ rằng tôi sẽ vô tình để lộ ra bản chất dễ tổn thương của mình.

Những bức ảnh chỉ ghi lại đúng khoảnh khắc đó, nhưng người sống sót trong ảnh mà đặc biệt là trẻ em, vẫn phải tiếp tục cuộc đời. Chúng tôi không phải là biểu tượng. Chúng tôi là con người. Chúng tôi phải đi tìm việc để làm, người để yêu, cộng đồng để đón nhận mình và những nơi để học hỏi, để được nuôi dưỡng.

Chỉ đến khi trưởng thành và sống tại Canada, tôi mới bắt đầu tìm thấy sự bình yên và nhận ra sứ mệnh của mình cho cuộc sống này, với sự giúp đỡ từ niềm tin, từ chồng và bạn bè. Tôi được hỗ trợ để tạo nên một quỹ và bắt đầu đi đến các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, tìm trẻ em là nạn nhân của cuộc chiến để hỗ trợ y tế và tâm lý, tôi hy vọng điều này sẽ mang đến cho tôi niềm tin về những thứ tôi có thể làm được.

Tôi hiểu cảm giác khi ngôi làng của bạn bị đánh bom, ngôi nhà bạn bị tàn phá, khi thấy người nhà bỏ mạng và xác người dân vô tội nằm trên đường. Đây là những nỗi kinh hoàng từ cuộc chiến ở Việt Nam, đáng buồn thay, chúng cũng là hình ảnh của các cuộc chiến tranh ở khắp nơi, những sinh mạng quý giá bị tước mất, và hiện nay tại Ukraine.

Theo một cách nghĩ khác, đây cũng là nỗi kinh hoàng từ các vụ xả súng trong trường học. Chúng ta có thể không nhìn thấy các thi thể như những cuộc chiến tranh trên thế giới, nhưng những vụ việc này tàn khốc không khác gì một cuộc chiến. Việc ta chia sẻ hình ảnh trẻ em bị tàn sát rất khó mà chịu đựng được, nhưng ta cũng nên đối đầu với việc đó. Việc che giấu thực tế của chiến tranh sẽ dễ dàng biết bao nếu ta không thấy được hậu quả.

Tôi không thể nói thay cho các gia đình tại Uvalde, Texas, nhưng tôi nghĩ việc cho thế giới thấy hậu quả của một cuộc bạo loạn bằng súng đem đến một thực tế khủng khiếp như thế nào. Chúng ta phải đối mặt trực tiếp với bạo lực và đây là bước đi đầu tiên để xem xét về nó.

Tôi đã mang hậu quả của chiến tranh trên cơ thể mình, tôi không thể lớn lên mà không có các vết sẹo – cả về thể chất hay tinh thần được. Giờ đây, tôi rất biết ơn sức mạnh của bức ảnh chụp tôi hồi 9 tuổi, cũng như cuộc hành trình mà tôi đã trải qua như một con người. Nỗi kinh hoàng của tôi giờ đã trở nên phổ biến. Tôi tự hào rằng mình đã trở thành biểu tượng của hòa bình. Tôi đã mất một thời gian dài để đón nhận điều đó với tư cách là một con người. Tôi có thể nói, 50 năm đã qua, tôi cảm ơn ông Nick vì chụp lại khoảnh khắc ấy bất chấp mọi khó khăn mà bức ảnh đã gây ra cho tôi.

Bức ảnh sẽ luôn là lời nhắc về sự xấu xa mà loài người có thể gây ra. Tuy vậy, tôi tin rằng hòa bình, tình yêu, hy vọng và sự thứ tha sẽ luôn mạnh mẽ hơn bất cứ loại vũ khí nào.

Bài gốc được đăng tải trên The New York Times.

Đã 50 năm. Tôi không còn là “Em bé Napalm” nữa.

Những người sống sót trong ảnh mà đặc biệt là trẻ em, vẫn phải tiếp tục cuộc đời. Chúng tôi không phải là biểu tượng. Chúng tôi là con người.

Tác giả bài viết, bà Kim Phuc, đang sống tại nhà riêng ở tỉnh Ontario, Canada. Tác quyền: May Truong cho The New York Times.

Tác giả bài viết, bà Kim Phuc, đang sống tại nhà riêng ở tỉnh Ontario, Canada. Ảnh chụp bởi May Truong cho The New York Times.

Viết bởi Kim Phuc Phan Thi

Người sáng lập Kim Foundation International, tổ chức chuyên hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của chiến tranh trên khắp thế giới.


Tôi lớn lên ở Trảng Bàng, một ngôi làng nhỏ tại miền Nam Việt Nam. Mẹ nói tôi là một cô bé luôn tươi cười. Mẹ con tôi sống đơn giản, không lo thiếu ăn vì gia đình có trang trại và mẹ có một quán ăn đông khách trong phố. Tôi luôn nhớ về ngôi trường ngày ấy, khi tôi chơi đùa với anh chị em họ của mình và những đứa trẻ khác trong xóm, chúng tôi nhảy dây, rượt đuổi nhau vui vẻ.

Mọi chuyện thay đổi sau ngày 8 tháng 7 năm 1972. Tôi luôn nhớ về ngày kinh hoàng đó. Tôi đang chơi với anh chị em ở sân chùa thì một chiếc máy bay lao xuống sát gần, tạo ra âm thanh chói tai. Ngay sau đó là hàng loạt vụ nổ, khói mịt mù và những cơn đau dữ dội. Hồi này tôi mới 9 tuổi.

Bom napalm dính vào người cho dù tôi có chạy nhanh đến đâu, gây bỏng nặng và đau đớn kinh hoàng kéo dài đến suốt đời. Tôi không nhớ mình đã chạy và hét lên “Nóng quá, nóng quá!” nhưng những thước phim và lời kể của mọi người cho thấy tôi đã làm như vậy.

Chắc hẳn bạn đã xem ảnh chụp tôi vào ngày đó – một đứa trẻ khỏa thân với cánh tay dang rộng, hét lên trong đau đớn, đang chạy trốn khỏi vụ nổ cùng nhiều người khác. Tấm hình được chụp bởi Nick Ut, phóng viên ảnh của Associated Press, ảnh xuất hiện trên trang nhất của mọi tờ báo khắp thế giới lúc bấy giờ và giành được Giải thưởng Pulitzer, trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Nick đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi với bức ảnh đó. Không chỉ chụp ảnh, ông còn cứu mạng tôi. Sau khi chụp xong, ông đặt máy ảnh xuống, quấn tôi trong một chiếc chăn rồi đưa đi sơ cứu. Tôi luôn biết ơn điều đó.

Tuy vậy, đôi lúc tôi cũng ghét ông ấy. Tôi lớn lên và ghét bức ảnh đó. Tôi tự nghĩ, “Tôi là một đứa bé và đang khỏa thân, tại sao ông lại chụp? Cha mẹ sao không bảo vệ tôi? Sao ông lại in bức ảnh đó? Tại sao tôi là đứa trẻ trần truồng duy nhất trong khi các anh chị em tôi vẫn mặc quần áo?” Tôi cảm thấy xấu xí và xấu hổ.

Lớn lên, đôi khi tôi ước mình biến mất, không chỉ vì vết thương và sẹo ở một phần ba cơ thể do bom mìn gây ra tạo nên cơn đau dữ dội dai dẳng, mà còn vì xấu hổ về sự xuất hiện của chính mình vào lúc đấy. Tôi lo lắng khủng khiếp và rơi vào trầm cảm. Bạn bè trong lớp tránh xa tôi. Tôi trở thành một nhân vật đáng thương hại đối với hàng xóm và ở một mức độ nhất định với chính cha mẹ mình. Càng lớn hơn, tôi càng sợ sẽ không có ai yêu thương mình nữa.

Trong khi đó, bức ảnh ngày càng trở nên nổi tiếng, khiến cuộc sống riêng tư và tình cảm của tôi trở nên khó khăn hơn. Từ những năm 1980, tôi đã trả lời vô số cuộc phỏng vấn của báo chí, các cuộc gặp với hoàng gia, các thủ tướng hay nhiều nguyên thủ quốc gia khác, tất cả họ đều muốn tìm ra ý nghĩa nào đó trong tấm hình, muốn biết về trải nghiệm của tôi. Đứa trẻ chạy trên phố trở thành biểu tượng cho sự tàn khốc của chiến tranh. Con người thật của tôi nhìn ra bên ngoài từ trong bóng tối, sợ rằng tôi sẽ vô tình để lộ ra bản chất dễ tổn thương của mình.

Những bức ảnh chỉ ghi lại đúng khoảnh khắc đó, nhưng người sống sót trong ảnh mà đặc biệt là trẻ em, vẫn phải tiếp tục cuộc đời. Chúng tôi không phải là biểu tượng. Chúng tôi là con người. Chúng tôi phải đi tìm việc để làm, người để yêu, cộng đồng để đón nhận mình và những nơi để học hỏi, để được nuôi dưỡng.

Chỉ đến khi trưởng thành và sống tại Canada, tôi mới bắt đầu tìm thấy sự bình yên và nhận ra sứ mệnh của mình cho cuộc sống này, với sự giúp đỡ từ niềm tin, từ chồng và bạn bè. Tôi được hỗ trợ để tạo nên một quỹ và bắt đầu đi đến các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, tìm trẻ em là nạn nhân của cuộc chiến để hỗ trợ y tế và tâm lý, tôi hy vọng điều này sẽ mang đến cho tôi niềm tin về những thứ tôi có thể làm được.

Tôi hiểu cảm giác khi ngôi làng của bạn bị đánh bom, ngôi nhà bạn bị tàn phá, khi thấy người nhà bỏ mạng và xác người dân vô tội nằm trên đường. Đây là những nỗi kinh hoàng từ cuộc chiến ở Việt Nam, đáng buồn thay, chúng cũng là hình ảnh của các cuộc chiến tranh ở khắp nơi, những sinh mạng quý giá bị tước mất, và hiện nay tại Ukraine.

Theo một cách nghĩ khác, đây cũng là nỗi kinh hoàng từ các vụ xả súng trong trường học. Chúng ta có thể không nhìn thấy các thi thể như những cuộc chiến tranh trên thế giới, nhưng những vụ việc này tàn khốc không khác gì một cuộc chiến. Việc ta chia sẻ hình ảnh trẻ em bị tàn sát rất khó mà chịu đựng được, nhưng ta cũng nên đối đầu với việc đó. Việc che giấu thực tế của chiến tranh sẽ dễ dàng biết bao nếu ta không thấy được hậu quả.

Tôi không thể nói thay cho các gia đình tại Uvalde, Texas, nhưng tôi nghĩ việc cho thế giới thấy hậu quả của một cuộc bạo loạn bằng súng đem đến một thực tế khủng khiếp như thế nào. Chúng ta phải đối mặt trực tiếp với bạo lực và đây là bước đi đầu tiên để xem xét về nó.

Tôi đã mang hậu quả của chiến tranh trên cơ thể mình, tôi không thể lớn lên mà không có các vết sẹo – cả về thể chất hay tinh thần được. Giờ đây, tôi rất biết ơn sức mạnh của bức ảnh chụp tôi hồi 9 tuổi, cũng như cuộc hành trình mà tôi đã trải qua như một con người. Nỗi kinh hoàng của tôi giờ đã trở nên phổ biến. Tôi tự hào rằng mình đã trở thành biểu tượng của hòa bình. Tôi đã mất một thời gian dài để đón nhận điều đó với tư cách là một con người. Tôi có thể nói, 50 năm đã qua, tôi cảm ơn ông Nick vì chụp lại khoảnh khắc ấy bất chấp mọi khó khăn mà bức ảnh đã gây ra cho tôi.

Bức ảnh sẽ luôn là lời nhắc về sự xấu xa mà loài người có thể gây ra. Tuy vậy, tôi tin rằng hòa bình, tình yêu, hy vọng và sự thứ tha sẽ luôn mạnh mẽ hơn bất cứ loại vũ khí nào.

Bài gốc được đăng tải trên The New York Times.