Chạy dọc giữa Moldova và Ukraine, có một dải đất nhỏ ít người biết đến. Nơi này không được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia.
Năm 2015, Transnistria kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai, họ gọi đây là cuộc chiến vì lòng yêu nước, và kỷ niệm 25 năm độc lập khỏi Moldova.
Transdniestria là nhà của hơn nửa triệu người, nó được quản lý bởi một chính phủ độc lập, có tiền tệ và hiến pháp riêng, cũng như một quân đội thường trực. Sống ở đất nước này là chuỗi ngày không được quốc tế công nhận, mãi đi tìm tính chính danh cho mình.
Được biết đến với tên gọi chính thức là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova (PMR), Transdniestria theo pháp lý là một phần thuộc Moldova. Tuy nhiên, học giả Dennis Deletant người Đông Âu cho biết những phần tử li khai đã giành được độc lập cho đất nước từ cuộc nội chiến Moldova năm 1992.
Transdniestria hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh lạnh, là bởi dù chiến tranh đã kết thúc ở đây từ 25 năm trước, nhưng chưa có một hiệp định hòa bình nào chính thức được ký kết.
Ngày nay, Transdniestria luôn được tuần tra bởi 1.200 binh lính thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga. Đất nước này chỉ mới thực thi việc ngừng bắn, thực tế nó vẫn còn trong tình trạng chiến tranh và tình hình đất nước không thực sự thoải mái.
Mặc dù người dân yêu nước tự nhận mình là người Transdniestria, nhưng nhiều người trong số họ tin tưởng và trung thành với Nga hơn là với Moldova.
Cuộc khủng hoảng về tính chính danh của quốc gia này đã lên rất cao, khiến nhiếp ảnh gia Thomas Vanden Driessche người Bỉ phải bay đến để ghi lại cuộc sống ở đất nước không tồn tại này.
Bắt đầu từ thủ đô Tiraspol, Vanden Driessche dành hai tuần để tìm hiểu một khu vực với sự hỗ trợ của một cố vấn người Nga. Tiếng Nga là một trong ba ngôn ngữ chính của vùng lãnh thổ này, hai tiếng kia là Rumani và Ukraina.
Hầu hết mọi người đều vui vẻ khi được yêu cầu chụp ảnh chân dung, nhưng khi nhiếp ảnh gia đi trên đường và chụp không xin phép, mọi người có thái độ muốn phản ứng lại. Thay vì thân thiện khi được chụp chân dung, họ trở nên thờ ơ lạnh nhạt khi bị chụp lén.
“Thật kỳ lạ. Khi bị chụp lén, họ trở nên không vui vẻ, khuôn mặt có nét căng thẳng. Nhưng họ không buông lời xúc phạm, họ chỉ im lặng,” Vanden Driessche chia sẻ.
Chạy dọc giữa Moldova và Ukraine, có một dải đất nhỏ ít người biết đến. Nơi này không được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia.
Năm 2015, Transnistria kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai, họ gọi đây là cuộc chiến vì lòng yêu nước, và kỷ niệm 25 năm độc lập khỏi Moldova.
Transdniestria là nhà của hơn nửa triệu người, nó được quản lý bởi một chính phủ độc lập, có tiền tệ và hiến pháp riêng, cũng như một quân đội thường trực. Sống ở đất nước này là chuỗi ngày không được quốc tế công nhận, mãi đi tìm tính chính danh cho mình.
Được biết đến với tên gọi chính thức là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova (PMR), Transdniestria theo pháp lý là một phần thuộc Moldova. Tuy nhiên, học giả Dennis Deletant người Đông Âu cho biết những phần tử li khai đã giành được độc lập cho đất nước từ cuộc nội chiến Moldova năm 1992.
Transdniestria hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh lạnh, là bởi dù chiến tranh đã kết thúc ở đây từ 25 năm trước, nhưng chưa có một hiệp định hòa bình nào chính thức được ký kết.
Ngày nay, Transdniestria luôn được tuần tra bởi 1.200 binh lính thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga. Đất nước này chỉ mới thực thi việc ngừng bắn, thực tế nó vẫn còn trong tình trạng chiến tranh và tình hình đất nước không thực sự thoải mái.
Mặc dù người dân yêu nước tự nhận mình là người Transdniestria, nhưng nhiều người trong số họ tin tưởng và trung thành với Nga hơn là với Moldova.
Cuộc khủng hoảng về tính chính danh của quốc gia này đã lên rất cao, khiến nhiếp ảnh gia Thomas Vanden Driessche người Bỉ phải bay đến để ghi lại cuộc sống ở đất nước không tồn tại này.
Bắt đầu từ thủ đô Tiraspol, Vanden Driessche dành hai tuần để tìm hiểu một khu vực với sự hỗ trợ của một cố vấn người Nga. Tiếng Nga là một trong ba ngôn ngữ chính của vùng lãnh thổ này, hai tiếng kia là Rumani và Ukraina.
Hầu hết mọi người đều vui vẻ khi được yêu cầu chụp ảnh chân dung, nhưng khi nhiếp ảnh gia đi trên đường và chụp không xin phép, mọi người có thái độ muốn phản ứng lại. Thay vì thân thiện khi được chụp chân dung, họ trở nên thờ ơ lạnh nhạt khi bị chụp lén.
“Thật kỳ lạ. Khi bị chụp lén, họ trở nên không vui vẻ, khuôn mặt có nét căng thẳng. Nhưng họ không buông lời xúc phạm, họ chỉ im lặng,” Vanden Driessche chia sẻ.